Hát vang rằng em iu anh |
|
| Người Lái Đò Sông Đà | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
spring_flavor Admin
Tổng số bài gửi : 367 Age : 33 Registration date : 04/01/2009
| Tiêu đề: Người Lái Đò Sông Đà Sat Jan 10, 2009 10:12 pm | |
| Những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện trong bài kí “Người lái đò Sông Đà” Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn lãng mạn nổi tiếng với quan điểm thẩm mĩ “duy mĩ” và với một nhân sinh quan “xê dịch”, còn gọi là “chủ nghĩa xê dịch”. Đi theo cách mạng, rồi đi kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, Nguyễn Tuân đã cố gắng lột xác, đã thay đổi thế giới quan và phương pháp sáng tác. Nhưng những nét tinh hoa trong phong cách lãng mạn và xê dịch của Nguyễn Tuân thì vẫn để lại dấu ấn sâu sắc trong tác phẩm của ông mà tiêu biểu là tập tuỳ bút “Sông Đà”. Không đeo đuổi những “Vang bóng một thời” nữa mà ông trở về với nhân dân cũng theo phong cách riêng của ông. Nguyễn Tuân đến với những người lao động tài hoa tuyệt vời và ở đây ông cũng gặp được hình ảnh của thiên nhiên, của nôn sông đất nước: sông Đà hùng vĩ, thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp, huyền bí, người lao động sông Đà tài hoa, dũng cảm là nguồn cảm hứng vô tận cho Nguyễn Tuân sáng tạo tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà”. “Xê dịch” lên Tây Bắc, Nguyễn Tuân gặp sông Đà và ông lái đò Lai Châu, sông Đà và người lái đò đã trở thành hai nhân vật lí tưởng trong tác phẩm của nhà văn. Còn gì “xê dịch” cùng người lái đò sông Đà với chiếc thuyền đuôi én phóng như bay trên mặt nước đầy hiểm nguy, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một con sông vừa đẹp tuyệt vời vừa cực kì hung dữ. Tác giả gọi là “hung bạo và trữ tình”. Hung bạo vì sông Đà có bảy mươi ba cái thác mà rất nhiều thác dữ, ghềnh cũng không kém nguy hiểm như ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” gầm ghè suốt năm. Rồi bờ đá, vách dựng, có chỗ chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Lại có chẹt đá, con hổ con nai vọt từ bờ này sang bờ kia thật là kì lạ. Lại có những dòng xoáy hiểm trở, thuyền vào đó là chết tươi. Sông Đà “có diện mạo và tâm địa như một thứ kẻ thù số một” của con người, hung hãn, xảo quyệt, nham hiểm, độc ác… Sông Đà trữ tình là những đoạn xuôi mái chèo êm ả. Dòng sông như một “áng tóc trữ tình”. Mùa xuân, dòng sông xanh màu ngọc bích chứ không xanh màu xanh canh hến của dòng sông Gâm, sông Lô. Mùa thu, nước sông đà lừ lừ chín đỏ… Phong cảnh sông Đà thật nên thơ. Cảnh ven sông lặng lờ, cây lá xanh tươi, hươu nai nhởn nhơ trên những đồi xanh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, trên dòng sông những con thuyền đuôi én độc đáo. Đã có lần nhà văn nhìn dòng sông Đà trữ tình như một cố nhân. Người lái đò sông Đà tại hoa và dũng cảm trong cuộc thuỷ chiến với sóng, gió, đá, thác, ghềnh. Nguyễn Tuân đã bị người lao động sông Đà mê hoặc. Nhà văn đã tung hết vốn chữ nghĩa của mình để miêu tả hình ảnh người lái đò sông Đà đầy trí dũng chiến đấu với thác nước sông Đà hung hãn đầy mưu mô xảo quyệt. Tay ông lêu nghêu như cây sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, giọng ông ào ào, nhỡn giới ông vòi vọi. Nguyễn Tuân nhìn ông lão lái đò như một vị tướng đã nắm chắc đựơc “binh pháp” của thần sông. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi đầu nguồn hiểm trở, ông thuộc hết cửa sinh tử của sông. Một nét phong cách khác của Nguyễn Tuân là thường quan sát, khám phá sự vật ở phương diện mĩ thụât và ở phương diện tài hoa nghệ sĩ ( giã giò (chả lụa) cũng phải tới trình độ nghệ sĩ - nghệ sĩ giã giò 60 năm). Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà quả là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá. Từ trên tàu bay nhìn xuống sông Đà, không ai nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân núi kia lại chính là con sông Đà. Dòng sông “tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo”. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích cổ xưa, thuyền trôi trên dải sông Đà bọt nước lênh đênh: “Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” (Tản Đà) Còn ông lái đò sông Đà thì trở thành một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh, nắm chắc đựơc “binh pháp của thần sông, thần đá, thuộc lòng các luồng sinh luồng tử của các con thác dữ”. Người lái đò còn tài hoa và dũng cảm hơn các tài xế ô tô. Con thuyền mà lao xuống thác thì chẳng có cái phanh nào cả, chỉ có lao đi chứ không lùi lại. Ngực, vú, bả vai của người lái đò chống sào ngược thác hay bầm lên một khoảng màu sẫm. Nó là vệt nghề nghiệp của ông, cán sào giữ lại đời đời cho người lái đò sông Đà “Huân chương lao động siêu hạng” (nói theo cách nói cũng Nguyễn Tuân). Nguyễn Tuân còn là một cây bút rất mực tài hoa, lịch lãm. Nguyễn Tuân đã huy động cả nghệ thuật văn chương lẫn các hình thức nghệ thuật khác như hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu, vũ đạo, điện ảnh và cả bóng đá nữa. Ông thường sử dụng nghệ thuật điện ảnh khiến cho văn ông trở nên hiện đại: “Tôi sợ hãi mà nghĩa đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút sông Đà, từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy quay lia ngược (…) lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông sanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy quay cả người quay phim cả người đang xem”. Nguyễn Tuân còn vận dụng cả nghệ thuật quân sự và võ thuật. Nào là cửa sinh cửa tử, đánh khuýp vu hồi, đánh du kích, phục kích, đánh giáp lá cà… Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” đã biểu hiện rực rỡ phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Trên con đường “xê dịch”, gặp sông Đà và người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân như gặp những nhân vật lí tưởng. Sông Đà hùng tráng và trữ tình, người lao động sông Đà dũng cảm và nghệ sĩ. Bằng sự quan sát độc đáo, bằng những giác quan bén nhọn, bằng vốn chữ nghĩa vô cùng phong phú, Nguyễn Tuân đã sáng tạo áng tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” - một kiệt tác trong tuỳ bút “ sông Đà”. | |
| | | spring_flavor Admin
Tổng số bài gửi : 367 Age : 33 Registration date : 04/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Sat Jan 10, 2009 10:12 pm | |
| Phân tích những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện trong bài kí Người lái đò sông Đà. (Bài làm khác) Trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là một nhà văn có tài năng và phong cách thật độc đáo, hiếm có. Nguyễn Tuân sở trường nhất là ở thể tùy bút, bút kí. Trong thể văn này, ngòi bút Nguyễn Tuân như được tung hoành phóng túng và bộc lộ đầy đủ tài hoa và sự uyên bác cũng như cái “ngông” của mình, tức là in đậm nét phong cách nghệ thuật của nhà văn. Nguyễn Tuân là người có ý thức sâu sắc về bản ngã. Văn ông in đậm chất tài hoa tài tử của con người ông. Nguyễn Tuân cũng được xem là nhà văn của giang hồ xê dịch, ông thường viết về những chuyến đi, về sông nước tàu xe, đường sá và những kẻ có máu giang hồ. Đối với Nguyễn Tuân, xê dịch là một nhu cầu, đó cũng là một cách “thay thực đơn cho giác quan”. Nguyễn Tuân không chấp nhận những cái tầm thường, nhạt nhẽo, nhàm chán. Trong văn ông, mọi cái đều khác thường: từ chuyện uống trà đến chuyện ngắm hoa, rồi chuyện người tử tù, tài hoa, tinh tế… Nguyễn Tuân thường nhìn người và cảnh dưới con mắt thẩm mĩ, đồng thời tác phẩm của ông cũng bộc lộ một vốn tri thức uyên bác và sự lịch lãm về nhiều lĩnh vực: địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Nguyễn Tuân là người rất yêu thiên nhiên, ông say mê phát hiện vẻ đẹp và sự giàu có của cây cỏ, núi sông, rừng biển của quê hương đất nước mình, và đó cũng là một biểu hiện cụ thể của tình cảm yêu nước, của tinh thần dân tộc ở Nguyễn Tuân. Đặc biệt, Nguyễn Tuân hết sức yêu quí, trân trọng tiếng Việt và ông có một kho từ vựng cực kì phong phú, một lối hành văn thật cầu kì, đa dạng, biến hóa và độc đáo, vừa cổ kính vừa hiện đại. Người lái đò sông Đà là một bài trong tập tùy bút Sông Đà – tác phẩm đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Tuân từ sau Cách mạng tháng Tám. Qua bài kí này có thể thấy những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Chuyến thâm nhập “thực tế” Tây Bắc năm 1958 đã tạo điều kiện cho Nguyễn Tuân được sống với những gì thân thuộc và hào hứng nhất của người nghệ sĩ ở trong ông. Nguyễn Tuân đã thấy và cảm nhận được mọi vẻ đẹp thơ mộng và cả cái hoang sơ, dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc với núi hiểm, vực sâu, đèo cao, sông lắm thác ghềnh. Và nhà văn cũng cảm nhận được cái đẹp nhất, cái “chất vàng mười” là những con người lao động và chiến đấu ở Tây Bắc. Con sông Đà như tập trung những nét đặc trưng của Tây Bắc. Con sông được nhà văn nhìn nhận từ hai phương diện, đó là con sông dữ dằn, hung bạo mà cũng là con sông thật thơ mộng, trữ tình. Hung bạo, ấy là những chỗ lòng sông hẹp lại như một cái yết hầu thắt giữa hai vách đá dựng đứng hiểm trở, là những xoáy nước, giếng nước hun hút giữa lòng sông, sẵn sang nhấn chìm tất cả những gì rơi vào đó. Và hung bạo nhất là mấy chục con thác hiểm như dựng trùng vây thạch trận với bao nhiêu cửa tử, sẵn sang đập nát mọi con thuyền đi qua đó. Nhưng sông Đà có một vẻ đẹp thật trữ tình vì những đoạn lặng lờ êm ả, chảy giữa hai bờ với những cảnh sắc thật nên thơ như “màu sắc Đường thi”. Có chỗ bờ sông lại có vẻ đẹp “hoang dại như một bờ tiền sử” và “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích”. Nhà văn nhìn sông Đà từ con mắt thẩm mĩ, phát hiện những vẻ đẹp và màu sắc đa dạng của con sông chảy suốt dọc miền Tây Bắc này. Từ trên tầng cao, ông thấy “sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây mờ Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo”. Nhà văn cũng nhận ra những sắc màu khác nhau của sông Đà theo từng mùa mang vẻ đẹp riêng. Mùa xuân thì “dòng xanh ngọc bích”, mùa thu thì “lừ lừ chín đỏ như da mặt người sầm đi vì rượu bữa”. Sông Đà rất gợi cảm, có lúc Nguyễn Tuân sau nhiều ngày đi rừng, leo núi, gặp lại sông Đà mà mừng như gặp một cố nhân. Và còn nhiều vẻ đẹp khác nữa của sông Đà, từ con thuyền đuôi én cong cong, đến cá anh vũ, cá dầm xanh “quẫy vọt lên mặt nước, bụng trắng như bạc rơi thoi”… Quả là “bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” như lời thơ Tản Đà – nhà thi sĩ tài hoa đã lấy non Tản sông Đà làm bút danh cho mình. Đắm mình vào vẻ đẹp trữ tình của sông Đà, Nguyễn Tuân nhiều lúc muốn “đề thơ lên sông nước”. Còn “người lái đó sông Đà được nhà văn nhìn nhận không chỉ là người lao động trí dũng tuyệt vời mà còn là một nghệ sĩ thực thụ trong công việc lao động sông nước của mình, trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh”. Đoạn văn tả cuộc vượt thác dữ trong bài này là đoạn mà Nguyễn Tuân tập trung bút mực dựng lại một “trận thủy chiến” trên “mặt trận sông Đà”, làm nổi bật lên hình ảnh tài trí dũng cảm tuyệt vời và nghệ thuật cao cường của người lái đò. Nguyễn Tuân miêu tả cuộc vượt thác như một trận đánh có nhiều hồi, nhiều đợt, mỗi đợt lại có những nguy hiểm, thử thách khác nhau. Người lái đò hiện ra như một người chỉ huy tài giỏi dày dạn, điều khiển con thuyền và chỉ huy ban chèo lần lượt vượt qua các ghềnh thác như phá cái “trận đồ bát quái” của dòng sông hung bạo. Nhưng không những thế, ông lái đò còn trở thành một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh, nắm chắc được “binh pháp của thần sông thần đá”, thuộc lòng cái luồng sinh tử để mà chủ động trong mọi tình huống. Lúc thì “cưỡi lên con thác”, “nắm lấy bờm sóng” mà “phóng nhanh” qua thác, lúc thì “ghì cương”, “đè sấn lên mà chặt đôi” con thác. Hình ảnh người lái đò vượt thác thật hùng dũng – hùng dũng cả trong lúc “mặt méo bệch đi, cố nén vết thương lại, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái” – và cũng thật tài hoa như một nghệ sĩ điều khiển con thuyền vượt hàng trăm thác ghềnh, với “tay lái nở hoa” như cách nói của Nguyễn Tuân. Trong văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám, những người tài hoa tài tử - mà ông dựng lên để đối lập với đám đông phàm tục – thường là chỉ thấy trong đám nhà nho thất thế hay trong đám đàn phách ca nhi. Bây giờ nhà văn đã hướng đến những người lao động để tìm ra vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của họ ngay trong công việc lao động đầy hiểm nguy nhưng cũng thật cao đẹp. Người lái đò sông Đà cũng bộc lộ vốn ngôn ngữ thật giàu có của Nguyễn Tuân. Trong bài có sự phối hợp nhiều giọng điệu ngôn ngữ. Cảnh vượt thác dùng lối miêu tả, tỉ mỉ mà sống động, lôi cuốn như trần thuật một trận đánh, một cuộc đấu võ. Ở chỗ khác lại là giọng lịch lãm hay trầm tư, mơ mộng, đưa người đọc vào những suy tưởng, hồi tưởng và xúc cảm đầy chất thơ trước vẻ đẹp sông Đà. Vốn ngôn ngữ phong phú của Nguyễn Tuân, chỉ nói riêng về cách tả cái âm thanh của dòng nước cũng thấy rõ: dòng nước ở thác lúc như “oán trách”, “van xin”, lúc lại “khiêu khích, giọng gầm mà chế nhạo”, và rồi “rung lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng sâu, rừng tre nứa đang nổ lửa”. Còn đá thì hệt như những quân tường dữ dằn của một đạo binh giặc bày “thạch trận”, nào “mai phục”, rồi “nhổm cả dậy”, “mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược”, lại “nhăn nhúm méo mó”, lúc mới vào trận thì “bệ vệ oai phong” nhưng khi đã thua con thuyền với tài trí của ông lái thì đá lại “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”… Người lái đò sông Đà còn cho thấy Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa lịch lãm. Ông thường vận dụng cách nhìn, cách tiếp cận của nhiều ngành nghệ thuật để phát hiện đối tượng miêu tả, làm nó hiện ra dưới nhiều góc độ phong phú, mới lạ. Để nói về cái nguy hiểm khủng khiếp của những hút xoáy nước trên dòng sông, ông hình dung một người quay phim dũng cảm ngồi trên một cái thuyền thúng mà lọt giữa xoáy nước, rồi dùng kĩ thuật quay lia ngược lên để thuyền được cái hình ảnh dữ dội mà đẹp của xoáy nước nọ: “Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít. Cái máy lia ngược (…) lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một cái ảnh thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy, cả người quay phim, cả người đang xem”. Nguyễn Tuân tả cuộc vượt thác bằng cách nhìn một trận đánh, một “thủy trận”, với những hiểu biết và những danh từ quân sự: nào là “mai phục”, “đánh khuýp”, “vu hồi”, “boong ke chìm và pháo đài nổi”… Có lúc, cuộc đấu của ông lái đò với thác nước lại được tả như một keo vật, một trận đấu võ, với những “đá trái”, “đá phải”, “đòn tía, đòn âm”… Nguyễn Tuân còn vận dụng nhiều tri thức phong phú vào bài kí Người lái đò sông Đà, thể hiện vốn văn hóa sâu rộng của nhà văn. Bài kí cho ta biết được nhiều điều bổ ích về địa hình địa thế, về các con thác nổi tiếng của sông Đà, về lịch sử con sông gắn với nhiều thời đại, cả tên dòng sông trong lịch sử (và tác giả kịch liệt phản đối cái tên Sông Đen – Rivière Noire – rất vô lí mà người Pháp gán cho con sông Đà).Tuy nhiên, bài kí ở chỗ này chỗ khác cũng gây cảm giác nặng nề. Người lái đò sông Đà cho thấy một số nét đặc sắc của phong cách Nguyễn Tuân, nổi bật nhất là ở cái nhìn sắc sảo, tài hoa của một nghệ sĩ bậc thầy luôn luôn phát hiện ra những điều mới lạ của sự vật, con người và thể hiện chúng thật độc đáo, độc đáo trong dùng từ tạo câu, độc đáo trong chọn lựa hình ảnh, ví von, so sánh. Và cả ở niềm say mê thiên nhiên, núi sông Tổ quốc đi liền với sự hiểu biết cặn kẽ, sâu sắc và phong phú về những gì nhà văn miêu tả trên mỗi trang viết. Bài kí này cho chúng ta hiểu và thêm quí trọng tài năng và phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân. | |
| | | spring_flavor Admin
Tổng số bài gửi : 367 Age : 33 Registration date : 04/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Sat Jan 10, 2009 10:13 pm | |
| Phân tích những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện trong bài kí Người lái đò sông Đà. Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc. Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu. (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) Trong những ngày tháng cả nước rộn rang lên đường theo tiếng gọi của “tâm hồn Tây Bắc” để xây dựng lại một miền quê của Tổ quốc, có biết bao nhà văn, nhà thơ đã thực hiện quá trình lột xác để đến với cách mạng. Một trong những nhà nghệ sĩ yêu nước ấy là Nguyễn Tuân – cây độc huyền cầm của nền văn học Việt Nam, người đã mang lại những tờ hoa thơm thảo cho đời. Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc qua tùy bút Người lái đò song Đà – một tác phẩm thể hiện rõ nét và sâu sắc phong cách nghệ thuật độc đáo của ông. Đến với nghệ thuật, đối với Nguyễn, là đến với sự tìm tòi và sáng tạo. Bởi vì “nhà văn là người sáng tạo lại thế giới”. Nguyễn Tuân sợ mình của ngày hôm nay giống với mình của ngày hôm qua, sợ sự trùng lặp tầm thường. Chính vì thế, ông đã lấy “chủ nghĩa” xê dịch “làm đề tài cho tác phẩm, làm mục đích cho cuộc đời mình. Sống là để đi, để tìm hiểu những điều mới lạ. Trước cách mạng, một mình với chiếc vali, Nguyễn đã bôn ba trên nhiều miền quê đất nước nhưng với tâm trạng của kẻ “thiếu quê hương”, bất mãn với cuộc đời. Đó cũng là tâm trạng chung của thời đại. Sau cách mạng, ông cũng xuôi ngược nhiều nơi nhưng với tinh thần của người yêu quê hương xứ sở, muốn góp phần vào công cuộc xây dựng Tổ quốc. Chính nhà văn đã từng nói đến Tây Bắc là để “đi tìm cái thứ vàng mười của màu sắc song núi Tây Bắc, và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa tươi vui và bền vững”. Với tình yêu quê hương sâu nặng và bầu nhiệt huyết sôi nổi ấy, Nguyễn Tuân đã sử dụng uyển chuyển, tinh vi vốn ngôn ngữ phong phú của mình để viết nên những tờ hoa thơm thảo về con người và thiên nhiên của miền sông núi này… Tác giả hay đi tìm cảm giác mạnh cho các giác quan. Vì vậy, những trang văn của ông thường mang theo âm điệu của những trận cuồng phong, bão tố. Nhưng không vì thế mà chúng mất đi nét dịu hiền, thơ mộng. Qua ngòi bút Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên vừa hung bạo nhưng cũng vừa trữ tình. Nó mang tâm địa xảo quyệt của thứ kẻ thù số một, có thể cướp đi mạng sống của bất cứ kẻ nào lỡ sa chân vào “thạch trận”…”Nước sông Đà reo như đun sôi lên một trăm độ…đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông” và khi thấy chiếc thuyền nào nhô vào thì chúng “nhỏm cả dậy để vồ lấy”… Nhưng cái hung hãn dữ tợn ấy vẫn không làm mất đi được nét trữ tình ở sông Đà. Miêu tả con sông ở những đoạn xuôi dòng, ngòi bút Nguyễn Tuân bỗng trở nên mềm mại, uyển chuyển, mang đậm chất thơ. “Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân”… Trên con sông ấy, ông lái đò xuất hiện, dữ dội và phi thường. Trong cuộc chiến đấu “một mất, một còn” với thác nước, tác giả cho ta thấy được cái tài hoa, trí dũng tuyệt vời của ông lái. Người lái đò sông Đà là hiện thân của tác giả, chỉ thích lao vào những cuộc chiến đấu nguy hiểm với thác nước dữ dội mà không ưa xuôi thuyền trên dòng sông êm ả… Giọng văn Nguyễn Tuân thật tự nhiên và phóng túng khi miêu tả hai trạng thái đối lập của cùng một sự vật. Sông Đà vừa trữ tình vừa hung bạo, vừa là “kẻ thù , vừa là “cố nhân”. Dưới ngòi bút tác giả, con sông không chết cứng mà vận động một cách mạnh mẽ, sôi nổi bằng những từ ngữ gợi hình ảnh, tác động mạnh vào giác quan người đọc. Ông lái đò cũng thế cũng xuất hiện một cách sinh động, rõ nét và sắc sảo…. … Đối với Nguyễn Tuân, “đã là văn thì trước hết phải là văn”. Văn phải đẹp, phải trau chuốt. Cái đẹp ấy đã chi phối cách nhìn của tác giả trên toàn bộ tác phẩm. Con người và sự vật, qua ngòi bút Nguyễn Tuân, đều được khai thác trên phương tiện mĩ thuật và tài hoa nghệ sĩ. Nét đẹp sông Đà là một công trình dày công sáng tạo của tạo hóa. Nó vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Nó đẹp từ dáng dấp đến màu sắc. Cái áng tóc trữ tình của người thiếu nữ ấy là nguồn cảm hứng cho biết bao nhà thơ, nhà văn. Nước sông Đà cũng thế. “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích”, “Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượi bữa”. Con sông ấy đối với tác giả không chỉ đơn thuần là một cảnh đẹp thiên nhiên mà nó thật gợi cảm. Nó gây nên nỗi nhớ da diết cho những ai đã từng một lần gặp gỡ rồi lại đi xa. Gặp lại sông Đà, tác giả cảm thấy tâm hồn lâng lâng vui sướng như gặp lại cố nhân. “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Và trong cái đẹp đẽ, thơ mộng của đất trời thiên nhiên, con người xuất hiện như một nghệ sĩ tài hoa. Ông lái điều khiển con thuyền một cách chủ động và thuần thục. Ông bao giờ cũng đứng trên thác sóng dữ dội mà bắt chúng phải qui hàng. “Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chèo về phía cửa đá ấy”. Nguyễn Tuân miêu tả hình ảnh ông lái điều khiển chiếc thuyền cứ như một nhạc sĩ đang kéo đàn viôlông. “Người lái đò sông Đà” là một bước chuyển lớn trong phong cách Nguyễn Tuân. Trước cách mạng, nhà văn thường đi tìm đề tài cho tác phẩm bằng cách quay về với quá khứ, với một thời vang bóng đã qua. Nhân vật của Nguyễn là những Huấn Cao, quản ngục mang tâm trạng của kẻ “nào biết trên đầu có ai”. Nhân vật “vang bóng một thời” là những vị anh hùng ngang dọc, “khinh bạc đến điều”. Nhưng sau cách mạng, Nguyễn đã tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở những con người lao động hết sức bình dị, gần gũi. Huấn Cao giờ đây đã lùi vào dĩ vãng chỉ còn đây một ông lái đò cả đời gắn bó với công việc, với cuộc sống. Hình ảnh ông lái lênh đênh trên sóng nước, chiến đấu với tử thần bằng cây sào bé nhỏ gây xiết bao xúc động trong lòng người đọc. Nguyễn Tuân đã trao tặng ông chiếc huy chương anh hùng lao động trên ngực như một niềm hãnh diện thiêng liêng. Ông lái xuất hiện trước mắt chúng ta như những người nghệ sĩ tài hoa trí dũng song toàn. Miêu tả hình ảnh người đời thường lái đò, Nguyễn Tuân đã thể hiện tấm lòng trân trọng, cảm phục những con người góp phần vào công cuộc xây dựng Tổ quốc. Trong việc tái hiện lại hình ảnh sông núi Tây Bắc và người lái đò, Nguyễn Tuân đã kết hợp nhiều phương tiện của nhiều ngành nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc… Mọi vật, mọi sự như hiện ra trước mắt ta sừng sững và sinh động. “Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”. Âm thanh sóng vỗ vào đá, vào mạn thuyền, sóng dậy lên thành thác núi, “một anh bạn quay phim táo tợn…đã dũng cảm ngồi vào một cái thuyền thúng tròng trành” rồi lao xuống “đáy hút sông Đà” để quay phim… Tất cả những gì nhà văn viết ra, những gì nhà văn tưởng tượng và sáng tạo nên đều như được dựng lại trước người đọc. Tiếp xúc với tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, ta như đang đứng trước con sông ấy, chứng kiến cuộc vật lộn giữa ông lái với thác nước, chứng kiến từng đoạn sông dữ tợn, lởm chởm những đá ngầm, đá nổi và cả những đoạn sông êm ả, trữ tình. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân dùng cả những kiến thức về quân sự, võ học… Cuộc chiến đấu giữa người lái với thạch trận sông Đà diễn ra thật hấp dẫn, li kì: “Mặt nước hò la”, sóng nước “đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền”. Nó “bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra”… Tất cả những từ ngữ và hình ảnh mang đậm nét “quân sự, võ thuật” ấy như gợi lại trước mắt ta quan cảnh một cuộc hỗn chiến nguy hiểm, đầy hồi hộp hấp dẫn. Nguyễn Tuân từng được mệnh danh là nhà văn của sự tài hoa và uyên bác. Nguồn tri thức khổng lồ của ông về lịch sử, khoa học, địa lí, sinh học… thường được tuôn trào dào dạt trong tác phẩm. Với Người lái đò sông Đà, tác giả đã đưa ta đến với một miền quê hương Tổ quốc. Vị trí sông Đà, lịch sử sông Đà đã được Nguyễn Tuân giới thiệu bằng những trang viết đầy tính “uyên bác”. Nhiều địa danh được tác giả nhắc đến trong tác phẩm như Tà Mường Vát, Sơn La,Hát Loóng… Tất cả, tất cả chứng tỏ sự hiểu biết rất rộng và rất sâu của tác giả khi viết về sông Đà… Khả năng diễn đạt và vốn ngôn ngữ của Nguyễn Tuân thật phong phú. Mỗi từ ngữ khi đưa vào câu văn dường như đã được chắt lọc, gọt giũa cẩn thận. Ông đã sáng tạo nên nhiều từ ngữ mới lạ, độc đáo. Giọng văn đôi khi có vẻ thô kệch, dàn trải nhưng lại hết sức cô đúc và tự nhiên. Nguyễn Tuân không những viết nên những trang văn đầy tài hoa và lịch lãm mà ông còn sáng tạo nên những trang thơ cho đời. Đọc những dòng viết về con sông Đà trữ tình, ta không khỏi ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước giọng văn êm ái, dịu dàng như thơ của Nguyễn Tuân. Viết về người lái đò sông Đà, viết về một vùng quê hương Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết đối với người lao động và thiên nhiên đất nước. Sông Đà càng đẹp, càng sinh động, ông lái càng anh dũng, ngoan cường trong công việc ta càng thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn – Người lao động trong tác phẩm Nguyễn Tuân thật bình dị từ công việc đến hình dáng, cách ăn nói. Nhưng ông ta lại là người anh hùng trước mắt Nguyễn Tuân. Nhà văn đã phát hiện ra trong con người bình dị ấy chất nghệ sĩ tài hoa, dám đương đầu với sóng to gió lớn để chèo chống con thuyền qua sông. Ông lái hiện lên trong tác phẩm là người lao động hăng hái, quên mình vì công việc. Cuộc sống quanh ta vốn dĩ rất tầm thường, cũ kĩ. Ngày lại qua ngày, mây vẫn bay và gió vẫn thổi…nhưng chính nhà văn là người mang lại cho ta một thế giới mới, tinh khôi, kì diệu. Nguyễn Tuân cũng là một nhà văn, một người góp phần sáng tạo lại thế giới. Văn chương của Nguyễn Tuân đã mang đến cho chúng ta một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác… | |
| | | spring_flavor Admin
Tổng số bài gửi : 367 Age : 33 Registration date : 04/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Sat Jan 10, 2009 10:14 pm | |
| Những nét chính về sự nghiệp Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân thật sự đi vào nghề văn là từ năm 1937 và viết rất nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, bút kí, tiểu luận, phê bình, chân dung văn học… nhưng sở trường của ông là ở thể loại tùy bút. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi lãng mạn thời kì cuối cùng. Văn ông chủ yếu tập trung vào ba đề tài lớn. – “Chủ nghĩa xê dịch”, ông coi “đi” là hình thức tốt đẹp nhất của thoát li, thoát li khỏi cái tủn mủn của cuộc sống hàng ngày, đi để “luôn luôn thay đổi thực đơn cho giác quan” và “hoàn toàn lấy sự phát triển giác quan của mình làm lẽ chính cuộc sống. Tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi (1941), Thiếu quê hương (1943). – Vang bóng một thời: Thực chất là nổi loạn của cái tôi tài hoa, khinh bạc chống lại xã hội phàm tục. Tác giả viết về những cái thú chơi tao nhã, tinh tế của người xưa, thể hiện một khía cạnh của văn hóa cổ truyền dân tộc, về những con người tài hoa, nghệ sĩ, đôi chỗ còn thấp thoáng những nhân cách lớn, những khí phách ngang tàng như Huấn Cao trong Chữ người tử tù. Tác phẩm tiêu biểu có Vang bóng một thời (1940). – Đời sống tha hóa: sự khủng hoảng tinh thần của cái tôi không tìm ra lối thoát, tiến dần đến một cuộc sống phóng đãng, vô trách nhiệm: rượu chè, thuốc phiện, cô đầu… Tác phẩm tiêu biểu: Chiếc lư đồng mắt cua (1941). Mặc dù có lúc chìm sâu vào khủng hoảng, bế tắc, tác phẩm của Nguyễn Tuân thời kì này vẫn là những trang viết tài hoa, uyên bác, thấm nhuần một tinh thần dân tộc, một tấm lòng gắn bó với quê hương đất nước chân thành tha thiết. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhiệt thành đi theo cách mạng, hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, đeo ngòi bút phục vụ đắc lực hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và công cuộc xây dựng đất nước. Tác phẩm của ông thời kì này ánh lên niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trước cuộc sống ấm áp tình người, hào hứng xúc động trước cảnh sắc quê hương và cũng thấm đẫm chất nghệ sĩ tài hoa và độc đáo của riêng Nguyễn Tuân. Tác phẩm tiêu biểu: Tùy bút kháng chiến (1955), Sông Đà (1060), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1981). Đối với lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ hiện đại, đặc biệt ở riêng thể loại tùy bút. Cây bút Nguyễn Tuân là một cây bút có phong cách riêng rõ nét. | |
| | | spring_flavor Admin
Tổng số bài gửi : 367 Age : 33 Registration date : 04/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Sat Jan 10, 2009 10:15 pm | |
| Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân I. Mở bài Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ con sông Đà thơ mộng đầy sức sống, vừa dữ dội, mãnh liệt, vừa trữ tình, thơ mộng. Và, trên dòng sông ấy, hiện lên sừng sững người lái đò hiên ngang, vững chãi, tự do và đẹp như một huyền thoại. Hình tượng người lái đò đã mang đậm phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân, nhà văn luôn say mê cái đẹp và suốt đời đi tìm cái đẹp II. Thân bài 1. Lai lịch và ngoại hình người lái đò sông Đà Khi được tác giả hỏi chuyện, người lái đò đã 70 tuổi, làm nghề đò dọc mười năm liền và đã nghỉ làm nghề đôi chục năm. Nhưng mười năm người lái đò đã in dấu ấn khá đậm ở ngoại hình ông lão : Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù.Những dòng này được nhà văn viết ra không chỉ để giới thiệu ngoại hình một con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề ở chính người đó. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn nén câu văn của mình nhiều điều muốn nói, “hàm lượng thông tin” ở đó không bao giờ chỉ ở một tầng hiển ngôn 2. Tính cách người lái đò sông Đà - Sự từng trải Những nét tả ngoại hình của nhà văn cho thấy người lái đò thực sự là người từng trải, thành thạo nghề. Chưa đủ, Nguyễn Tuân còn cho biết : người lái đò còn là một linh hồn muôn thuở của sông nước này; ông làm nghề đò đã mười năm liền, trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần… Sự từng trải của người lái đò còn thể hiện, dòng sông Đà với bảy mười ba con thác nhưng ông đã lấy mắ mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, sông Đà đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Không phải bỗng dưng mà nhà văn nổi tiếng tài tử lại đưa vào trang viết của mình tỉ mỉ các ngọn thác, thời gian ông lái đò làm nghề. Phải chi li, cụ thể như vậy mới thấy hết sự từng trải, gắn bó của với nghề đến độ kỳ lạ ở ông lão lái đò. Đấy cũng là cách nhà văn bày tỏ nỗi thán phục của chính mình về một con người như được sinh ra từ những con sóng, ngọn thác hung dữ ở sông Đà - Lòng dũng cảm : Chỉ từng trải thôi chưa đủ, đối với con sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi phải có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa. Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là cuộc vựơt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một : … Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời. Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong dòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đat nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này… Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn… Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt, ông lão vẫn không hề nao núng, bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. “Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất”, người lái đò “phá luôn vòng vây thứ hai”. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Đến vòng thứ bà, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, nhưng người lái đã chủ động “tấn công”: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là kết thúc. - Nghệ sĩ tài hoa : Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ là những người làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm. Trong người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa. Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do. Song, quy luật ở trên con sông Đà là thứ quyluật khắc nghiệt. Một chút thiếu bình tĩnh, thiếu chính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Mà ngay ở những khúc sông không có thác nó dễ dại tay dại chân mà buồn ngủ như người Mèo kêu mỏi chân khi dẫm lên đồng bằng thiếu dốc thiếu đèo. Chung quy lại, nơi nào cũng hiểm nguy. Ông lão lái đò vừa thuộc dòng sông, thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Vì thế, vào trận mạc, ông thật khôn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm quân tài ba. Mọi giác quan của ông lão đều hoạt động trong sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác. Xong trận, lúc nào cũng ung dung, thanh thản như chưa từng vượt thác: Sóng thác xèo xèo tan ra trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang ca mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Như những nghệ sĩ chân chính, sau khi vắt kiệt sức mình để thai nghén nên tác phẩm không mấy ai tự tán dương về công sức của mình. Nhà văn Nguyễn Tuân đưa ra một lời nhận xét : Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp, đáng nhớ… Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo. Phải chăng người lái đò anh hùng có lẽ dế thấy, nhưng nhìn người lái đò tài hoa, người lái đò chỉ có Nguyễn Tuân. Và, lời ghi chú của nhà văn thật đáng để suy ngẫm ! III. Kết luận : Nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhân vật chính diện luôn được nhà văn chú ý mô tả ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Nếu như trước cách mạng tháng Tám 1945, theo Nguyễn Tuân, cái tài hoa chỉ có ở lớp nhà nho trong quá khứ thì nay, trong Người lái đò sông Đà và nhiều tác phẩm khác, tác giả đã tìm thấy và khẳng định cái đẹp ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân lao động, trong hiện tại của đất nước. Cuộc đời của người lái đò vô danh, không tên tuổi, nơi có những ngọn thác hoang vu, khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, một pho nghệ thuật tuyệt vời. Nếu như thiên nhiên sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là “kẻ thù số một” của con người, thì cũng chính thiên nhiên, qua ngòi bút của nhà văn là nơi đã tôn vinh giá trị con người vào lao động. | |
| | | spring_flavor Admin
Tổng số bài gửi : 367 Age : 33 Registration date : 04/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Sat Jan 10, 2009 10:16 pm | |
| Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân I.Mở bài Trước khi Sông Đà trở thành dòng sông ánh sáng, nguồn cảm hứng cho thơ, nhạc, hoạ… thì con sông ấy đã tuôn chảy trên nhiều trang văn của Nguyễn Tuân. Tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễt Tuân đã biến dòng sông ấy trở nên hấp dẫn, gợi cảm cho người đọc. II. Thân bài : 1. Lai lịch sông Đà Nguyễn Tuân là người rất mực tài hoa. Nhà văn đòi hỏi mỗi trang viết phải thật sự nghệ thuật và độc đáo. Đến với sông Đà, dường như ngòi bút Nguyễn Tuân đã gặp được điều tâm đắc, mảnh đất tốt để ngòi bút của ông tung hoành bời con sông đó mang một cá tính độc đáo : Chúng thuỷ giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu (Mọi con sông đều chảy theo hướng đông, Chỉ có sông Đà theo hướng Bắc) (Nguyễn Quang Bích) Sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân trở nên một nhân vật có diện mạo, có tâm địa vừa hung bạo, vừa hết sức trữ tình. 2. Hình tượng con sông hung bạo - Khi hung bạo, sông Đà là kẻ thù số một sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, có tâm địa độc ác như người dì ghẻ. Để khắc hoạ tính cách của sông Đà, tác giả đã dựng lại khúc sông nguy hiểm : + Đó là đoạn cảnh đá bờ sông dựng đứng vách thành: chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đó là quãng Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây. Lại một đoạn sông khác, sông Đà là cái hút nước xoáy tít. Có những thuyền đã bị nó hút tụt xuống, thuyền trồng cây chuối ngược rồi vụt biến đi dến mười phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. + Nhưng dữ dội nhất là ở những thác đá. Nguyễn Tuân đã buộc sự dữ dội, nham hiểm của sông Đà phải hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm ngàn âm thanh. Chưa thấy sông nhưng người ta đã bị đe doạ bởi tiếng thác nước nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng nghe gằn mà chế nhạo. Tác giả đã dựng lại cuộc thuỷ chiến giữa sông Đà và người lái đò để lột tả cho được tính hung bạo của nó và tài nghệ của người lái đò. Thác đá được xếp thành từng tuyến mà nhà văn gọi là thạch trận, nhằm ăn chết cái thuyền đơn độc. Ở tuyến một, thác đá mở ra năm cửa trận, bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn. Ở tuyến hai, tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại nằm bên phía hữu ngạn. Ở tuyến ba, bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống nằm ở giữa. Người lái đò phải nhắm đúng luồng sinh để vượt qua. - Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là không thích sự bằng phẳng, nhợt nhạt. Bởi thế, khi khắc hoạ sông Đà hung bạo, Nguyễn Tuân đã dùng hết bút lực để dường như thi tài với tạo hoá. Ông dùng những câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những câu nhiều động từ mạnh nối tiếp nhau, dồn dập : Mặt trước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trước cánh tay mình. Nhà văn sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị. Ông tả những hòn đá trông nghiêng thì y như là đang hất hảm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi, một hòn đá khác thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. - Nhưng cũng chính trên những trang văn tả sông Đà hung bạo, người đọc bắt gặp nhiều tự hào của tác giả về Tổ quốc hùng vĩ, giàu đẹp. Có thể nghe thấy trong đoạn văn ấy âm hưởng của những khúc ca ca ngợi sức mạnh tự nhiên thật hoang dại mà cũng hết sức tự do, hào phóng. 3. Hình tượng con sông trữ tình Bên cạnh tính cách hung bạo, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà lại rất trữ tình, gợi bao cảm xúc làm mê say lòng người. Khi trữ tình, sông Đà hiền hoà, mềm mại, huyền ảo như mái tóc của một phụ nữ kiều diễm : con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mây mù khói núi Mèo nương xuân. - Không chỉ đẹp ở hình dáng, sông Đà còn gợi cảm ở màu sắc, mà tác giả đã bao lần dày công quan sát mới nói hết được vẻ độc đáo ấy: Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích (nghĩa là một màu xanh trong và sáng); mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đổ như mặt người bâm đi vì rượu bữa - Đặc biệt là không khí hoang dại, tĩnh lặng : Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Đề lột tả không khí đầy thơ ấy. Nguyễn Tuân đã tả đàn hươu ngẩng đầu ngơ ngác mơ một tiếng còi sương, và cái nắng tháng ba Đường thi Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu, gợi tâm sự của người tình nhân chưa quen biết ! - Lúc này, không thấy đâu con sông Đà diện mạo và tâm địa độc ác, mà chỉ thấy tình cảm của dòng sông đối với con người như một cố nhân, xa thì thấy nhớ thương, gặp lại thì thấy mừng vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Còn con sông lại mang bao rung động yêu thương như nhớ những hòn đá xa xôi để lại nơi thượng nguồn. - Khi tả con sông Đà trữ tình, Nguyễn Tuân đã sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, êm ái. Câu ngắn, vị ngữ diến tả trạng thái bình lặng, để lại trong lòng người âm hưởng mênh mang, thơ mộng. III. Kết luận : Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên thật sinh động với hai tính cách hung bạo và trữ tình. Ẩn đằng sau những câu chữ là niềm tự hào của nhà văn về đất nước giàu đẹp. Đây cũng là cách tôn vinh con người, vì chính ở nơi đầu sóng ngọn gió ác liệt ấy, con người đã chinh phục và chế ngự thiên nhiên để ngày nay sông Đà trở thành nguồn tài nguyên cho Tổ quốc.
Được sửa bởi spring_flavor ngày Sun Jan 11, 2009 10:27 pm; sửa lần 1. | |
| | | spring_flavor Admin
Tổng số bài gửi : 367 Age : 33 Registration date : 04/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Sat Jan 10, 2009 10:17 pm | |
| Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Tuân có lời đề từ: "Chúng thuỷ giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu" Tạm dịch là: " Mọi dòng sông đều chảy về Đông Chỉ có sông Đà ngược Bắc" Lời đề từ có ý nghĩa riêng, dòng Đà giang độc đáo ở chỗ: "ngược Bắc". Phải chăng dòng sông văn chương của Nguyễn Tuân cũng có những nét riêng, độc đáo như sông Đà kia? Quả thật, dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân thể hiện rất rõ trong hình tượng sông Đà. Phong cách nghệ thuật của nhà văn là diện mạo sáng tác riêng của người nghệ sĩ. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa khả năng chiếm lĩnh hiện thực độc đáo và hệ thống phương tiện biểu hiện riêng của người nghệ sĩ. Với Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một vật vô tri vô giác, một hiện tượng thiên nhiên nữa mà sông Đà đã trở thành hình tượng văn học,sông Đà như một sinh mệnh có tính cách, tâm trang độc đáo. Sông Đà có hai tính cách đối lập nhau : "hung bạo và trữ tình", như nhà văn từng nói. Lúc trở mặt hung bạo, sông Đà là kẻ thù số một của con người, lúc trữ tình, sông Đà đầy chất thơ, dịu dàng, thân thiết. Hai nét tính cách đối lập nhau của sông Đà phù hợp với khả năng chiếm lĩnh hiện thực của Ng Tuân. Sông Đà hung bạo cũng phù hợp với phong cách của Nguyễn Tuân ở chỗ, nhà văn say mê miêu tả những cảm giác mạnh. Tính chất hung bạo của sông Đà được thể hiện ở chỗ vách thành dựng đứng. Chỗ ấy lòng sông hẹp như một cái yết hầu. Chỗ ấy hẹp, nguy hiểm, chỉ thấy mặt giời lúc đúng ngọ. Sông Đà hẹp đến nỗi : "con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia". Nguyễn Tuân cảm nhận sông Đà đoạn này không chỉ bằng thị giác mà còn bằng xúc giác, ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, giữa mùa hè không chỉ lạnh mà còn thấy tối. Người ta cảm thấy ghê rợn và nguy hiểm vì sông Đà hẹp, vách thành dựng đứng. Sông Đà hung bạo còn được thể hiện ở mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số : "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn, gùn ghè suốt năm...". Câu văn của Nguyễn Tuân có nhịp điệu 3/3/3..., nhịp điệu này mô phỏng độ lượn của mặt ghềnh. Ở mặt ghềnh mà con thuyền phải vượt qua chỉ thấy nước - đá -sóng- gió mà thôi. Những từ lặp lại : "nước -đá-sóng-gió" như gối lên nhau hồi hoàn của mặt ghềnh nguy hiểm. Nhờ vậy, câu văn tạo nên một cảm giác mạnh của mặt ghềnh ào ạt. Nếu không phải là một cây bút tài hoa thì không thể tổ chức được những câu văn giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh như Nguyễn Tuân. Sông Đà hung bạo, dữ dội thể hiện ở những hút nước, xoáy nước trên sông. Nguyễn Tuân miêu tả những cái hút nước ấy bằng cách so sánh rất tài tình. Khi thì nhà văn so sánh cái hút nước ấy như cái giếng bê tông. Lúc thì Ng Tuân ví : "Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc". Có khi Ng Tuân so sánh như những cái giếng sâu, nước ặc ặc vừa rót dầu sôi vào. Nhờ so sánh, Nguyễn Tuân đã truyền được cảm giác mạnh cho người đọc về sự nguy hiểm của hút nước sông Đà. Nhà văn còn sử dụng con mắt của nhà điện ảnh để tưởng tượng, một anh quay phim táo tợn nào đấy, ngồi vào cái thuyền thúng, cho nó hút vào cái đáy của hút nước khủng khiếp kia tạo cho người xem cảm giác hãi hùng. Sức tưởng tượng của Nguyễn Tuân thật là kì diệu trước tạo hoá. Sự dữ dội của sông Đà thể hiện ở âm thanh thác nước. Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, sông Đà thực sự trở thành một loài thuỷ quái khổng lồ. Tiếng gầm gào của nó qua những thác dữ, tiếng nước réo gần, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách, như là van xin, như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Khi đến gần, nó bỗng rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang "lồng lộn giữa rừng tre nứa nổ lửa". Khủng khiếp thay là thác nước sông Đà! Sông Đà hung bạo còn được thể hiện ở đám đá tảng đá hòn bày thạch trận. Người ta nói Nguyễn Tuan là thày phủ thuỷ của ngôn từ, thổi hồn người vào sự vật vô tri vô giác. Nguyễn Tuân nhìn vào đau là những tảng đá sống động đến đấy. Đá ở đấy mai phục ngàn năm, mỗi hòn có nhiệm vụ riêng, bộ mặt độc đáo, hình dáng không giống nhau. Mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, hòn thì nhăn nhúm, hờn thì méo mó, hòn thì oai phong, bệ vệ, lẫm liệt. Có hòn đá trông nghiêng y như là hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Khi thất trận, hòn đá tướng tiu ngỉu cái mặt xanh lè thất vọng. Cái đôi đũa thần ngôn từ của Nguyễn Tuân chạm vào đến đâu thì nổi hình nổi dáng, phảng phất linh hồn của sự vật tới ấy. Đó phải chăng là phong cách uyên bác, tài hoa, độc đáo của cụ Nguyễn vậy sao? Đối lập với sông Đà hung bạo, nhà văn Ng Tuân đã phát hiện ra một nét tính cách nữa của sông Đà : thơ mộng, trữ tình, thanh bình, yên ả. Tính cách trữ tình của sông Đà cũng phù hợp với phong cách nghệ thuật của Ng Tuần. Với Ng Tuân, sông Đà là sản phẩm tuyệt mĩ của tạo hoá, ông chiếm lĩnh nó trên phương diện văn hoá và mĩ thuật. Ng Tuân quan sát sông Đà trữ tình ở nhiều góc độ khác nhau. Lúc thì nhà văn nhìn con sông từ trên tàu bay, từ trên cao. Có lúc Ng Tuân nhìn sông Đà qua đám mây của mùa xuân, có khi người nghệ sĩ nhìn sông Đà qua đám mây của mùa thu. Cũng có khi tác giả cảm nhận sông Đà bằng nỗi nhớ của cố nhân, gặp thì vui mừng, xa thì nhớ nhung. Cũng có khi Ng Tuân tiếp cận sông Đà bằng đôi mắt của lịch sử, của hồi ức, của quá khứ. Mỗi góc độ ấy, Ng Tuân đã so sánh sông Đà với nhiều đối tượng khác nhau rất tài tình và biến hoá. Nhà văn đã so sánh sông Đà với trên dưới mười đối tượng, tạo cho người đọc cảm giác ngạc nhiên, thán phục và nhận ra rằng không có nhà văn nào so sánh hay hơn, đúng hơn Ng Tuân. Từ trên cao sông Đà ngoằn ngoèo như một cái dây thừng. Nhìn sông Đà từ xa, Ng Tuân so sánh như một tiên nữ giáng trần : "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo...." Đẹp biết bao khi ngắm sông Đà, mùa xuân xanh một màu xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa. Nhờ so sánh, Ng Tuân đã phát hiện ra bao vẻ đẹp trữ tình của sông Đà. Nếu không gắn bó và yêu thiết tha phong cảnh quên hương, đất nứơc thì hẳn Ng Tuân không có những so sánh, phát hiện ra vẻ đẹp của sông Đà. Nguyễn Tuân phát hiện vẻ đẹp trữ tình của sông Đà thể hiện ở màu sắc hài hoà. Rừng Tây Bắc bạt ngàn một màu xanh, sòng Đà giang mênh mông một màu xanh. Trên cái điệp trùng của màu xanh ấy nổi lên màu trắng của mây trời, màu trắng của sương, của khói Tây Bắc, của hoa ban, của cá như bạc rơi thoi trên sông Đà. Màu sắc của sông Đà thay đổi theo mùa, theo cách nhìn và theo tâm trạng của tác giả. Mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ phù sa. Màu vàng của cái nắng tháng 3 giòn tan, màu vàng của con hươu thơ ngây, ngộ nghĩnh...những màu sắc ấy là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, đồng thời là sản phẩm của một tâm trạng Ng Tuân, một tâm hồn tinh tế và tài hoa. Miêu tả sông Đà trữ tình, Ng Tuân có những trang văn tuyệt bút. Đó là một thứ văn xuôi đầy chất thơ, giàu nhạc học và chạm khắc tạo hình. Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà bằng ngôn ngữ phong phú : "Thuyền tôi trôi trên sông Đà". Câu văn 6 tiếng toàn thanh bằng, có vần, nhịp điệu, giàu hình ảnh, gợi cảm giác. Sông Đà đoạn này êm đềm nhẹ nhàng, bồng bềnh, lững lờ. Câu văn của Nguyễn Tuân không chỉ giàu hình ảnh, màu sắc mà còn có đường nét, chạm khắc : "Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò". Đây không còn là văn xuôi nữa mà nó trở thành bức hoạ tuyệt đẹp, cái đẹp thể hiện ở ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân. | |
| | | spring_flavor Admin
Tổng số bài gửi : 367 Age : 33 Registration date : 04/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Sat Jan 10, 2009 10:19 pm | |
| Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân là một nhà văn, một nghệ sĩ lớn, ông là con người tài hoa và là một trí thức giàu lòng yêu nứơc.Những sáng tác của Nguyễn Tuân rất phong phú về thể loại, song tuỳ bút là thể loại thành công nhất.Trong đó thiên tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp Nguyễn Tuân. Miêu tả thiên nhiên Tây Bắc, Nguyễn Tuân đưa lại cho người đọc những trang viết thật hấp dẫn.Cảnh Tây Bắc đẹp tuyệt vời với núi sông diễm lệ, những thung lũng lúa chín vàng và biết bao là thứ hoa đủ các màu sắc.Nhưng nhà văn dành nhiều số trang và bút lực hơn cả để miêu tả con sông Đà_con sông như tập trung tất cả những nét đặc trưng nhất của Tây Bắc.Qua ngòi bút tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một dòng sông vô tri vô giác mà đang hiện lên như một sinh thể sống có cá tính, có tính cách riêng biệt độc đáo như con người.
Sông Đà ngay từ đầu đã cuốn hút Nguyễn Tuân bởi sự độc đáo, ngang tàn của nó.Vì thế Nguyễn Tuân đã dành tới hai lời đề từ để giới thiệu về dòng sông:
“Chúng thuỷ giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu”.
Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam, phải vượt qua nhiều triền núi đá hiểm trở, có dộ dốc cao. Lúc này lòng sông hpẹ, nứoc sông chảy xiết lại có nhiều ghềnh thác hiểm trở.Nói như Nguyễn Tuân, sông Đà lúc này như một loài thuỷ quái khổng lồ hung ác, nham hiểm, là kẻ thù số một của con người.Nhưng khi xuôi về phía hạ lưu, lòng sông Đà mở rộng, độ dốc không cao, nứơc sông chảy hiền hoà êm dịu nên lúc này con sông lại có một vẻ đẹp thơ mộng trữ tình.
Con Sông Đà được nhà văn NT cảm nhận từ 2 phương diện đối lập nhau. Đó là một con sông dữ dội hiểm trở đã từng gây biết bao tai hoạ cho con người nhưng đồng thời nó cũng có 1 vẻ đẹp thật thơ mộng, trữ tình.Mở đầu thiên tuỳ bút NT đã liệt kê một loạt những con thác hung dữ, tính từ đất Vạn Yên trở về Thác Bờ thuọcc địa phận Hoà Bình.Trong số những con thác hung tợn đó, NT đã tập trung đặc tả một số con thác vô cùng “độc dữ, nham hiểm” giống như kẻ thù số 1 của con người.Nhưng cái đáng sợ của sông Đà đâu phải chỉ ở những cái thác hiểm trở mà còn thể hiện ở cái quang cảnh hùng vĩ, huyền bí va hoang sơ của dòng sông chạy giữa điệp trùng rừng núi của Tây Bắc.Ngòi bút miêu tả của NT thật linh hoạt, phóng túng giống như 1 nhà quay phim lão luyện.Có lúc NT miêu tả bao quát cả khung cảnh rộng lớn của sông Đà, có lúc ông lại đặc tả những hình ảnh tiêu biểu điển hình của con sông hung dữ. Đó là cảnh “đá bờ sông dựng vách thành mặt sông lúc ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt giời, có chỗ vách đá thành chẹt lấ lòng sông Đà như 1 cái yết hầu”, có quãng sông Đà hẹp đến mức “đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách, có quãng con nai hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Để diễn tả cái vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông, NT không chỉ sử dụng thị giác mà ông còn kết hợp vận dụng những giác quan khác như thính giác, xúc giác đưa lại cho người đọc nhiều cảm xúc bất ngờ thú vị “ngồi trong khoang đò mà đi qua quãng ấy đang mùa hè cũng thấy lạnh cảm thấy như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng thứ mấ vưa tắt phụt điện”.
Cũng để làm nổi bật nét tính cách hung bạo của con sông Đà, NT còn sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau.Có khi là những hình ảnh liên tưởng so sánh, có khi nhà văn lại sử dụng những câu văn có kết câấ trùng điệp tạo nên nhịp điệu khẩn trương gấp gáp giống như sự chuyển vận của gió to và sóng lớn: “nứoc xô đá, đá xô song , sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gầm ghè suôố năm như lúc nào cũng dòi nợ xuýt bất cứ ngừoi lái đò nào tóm được qua đây”.Sau khi đưa ống kính bao quát toàn cảnh thác nứoc sông Đà, từ ngược tới xuôi, nhà văn mới tập trung đặc tả 1 con thác cụ thể, tiêu biểu, nhằm qua con thác ấy có thể tái hiện đwocj gương mặt dữ dằn, hung bạo của hàng trăm con thác khác trên sông Đà.Con thác này được miêu tả từ xa tới gần, ỳư âm thanh tới hình ảnh. Ở đây NT miêu tả thác nứoc qua cái nhìn của 1 người đi đò đang từng h từng phút phải đối mặt với cái chết.Chính vì thế mà vẻ dữ dội hung bạo của sông Đà đựơc hiện lên nổi bật hơn, thấm thía hơn và cũng hung bạo hơn.Từ âm thanh của tiếng thác nứơc “réo gầm mãi lại, réo to mãi lên” lúc thì như “oán trách” khi thì như “van xin, khiêu khích”, lúc thì nó rống lên như là “rừng tre nứa đang nổ lửa”. Đặc biệt là những tảng đá, những xoáy nước giữa lòng sông đã phô bày tất cả sức mạnh của mình để đe doạ con người, từ mặt nước đến sóng và đá đều mang tâm tính con người, đều biết hành động tính toán 1 cách chủ động với những mưu mô, nham hiểm và bí ẩn.Con sông Đà qua ngòi bút miêu tả của NT có lúc hiện lên như 1 con ngựa bất khan, có khi lại giống như 1 loài thuỷ quái khổng lồ hung ác, nham hiểm và độc địa.Con sông Đà mang cái dữ dằn bất khan của hổ báo mà con người khó có thể chinh phục.
Nếu cái hung bạo của sông Đà được khám phá bằng con mắt của 1 người đi thuyền trên sông thì vẻ đẹp dịu dàng của nó được cảm nhận trc hết bằng cái nhìn của 1 người từ trên máy bay nhìn xuống.Cái nhìn toàn cảnh từ trên cáo khiến NT thấ sông Đà không chỉ giống “cái dây thừng ngoằn nghèo dưới chân mà còn mang 1 vẻ đẹp nhân hậu, nữ tính.Nguời đọc không khỏi xúc động, ngỡ ngàng say mê với những đoạn sông lặng lờ, êm ả chảy giữa 2 bờ với những cảnh sắc thật nen thơ như “màu sắc Đường thi”.Có chỗ bờ sông lại mang vẻ hoang dại như “một bờ tiền sử” và “hồn nhiên như 1 nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.Với vốn kiến thức phong phú, sự tưởng tượng bay bổng của nhà văn được thả sức tung hoành đẻ toạ nên những câu văn duyên dáng gợi cảm và hết sức mượt mà.Quan sát từ xa, nhà văn hình dung con sông Đà giống như mái tóc của 1 cô gái kiều diễm “con sông Đà tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban gạo tháng 2 và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”.Nhà văn Nt cũng đã nhận ra những sắc màu khác nhau của con sông Đà, nước sông biến đổi theo từng mùa trong năm, mỗi mùa lại có 1 vẻ đẹp 1 sức hấp dẫn riêng.Mùa xuân màu sông có màu xanh ngọc bích, còn mỗi độ thu về thì nước sông lại “ lừ lừ chin đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”.Có những lúc nét trữ tình thơ mộng của sông Đà được cảm nhận qua cái nhìn của 1 người đi rừng lâu ngày bỗng dưng gặp lại dòng sông.Trong cái nhìn này ánh nắng loang loáng hắt lên từ dòng sông cũng gợi trò chơi tinh nghịch của trẻ thơ, cũng loé lên một màu nắng Đường thi “Yên ba tam nguyệt, hạ dương châu” (Lý Bạch).Câu văn của ông lúc thì hối hả gấp gáp lúc thì chẫm rãi như tãi ra để diễn tả cái vẻ đẹp tĩnh lặng, nên thơ của con sông “cảnh vật vên sông ở đây lặng tờ, hình như từ đời Lý đời Trần quãng sông này lặng tờ đến thế mà thôi, thuyền tôi trôi qua 1 nương ngô nhíu lên mấy lá ngô non đầu mùa mà tịch không 1 bống người, 1 đồi cỏ ranh đang ra những nón búp…”
Tuỳ bút “NLĐSĐ” bbọc lộ 1 vốn ngôn ngữ thật phong phú và giàu có của NT.Miêu tả âm thanh của dòng sông, con thác, ông đã sử dụng nhiều từ ngữ với đủ mọi sắc thái khác nhau.Ngay cả những tảng đá trên sông cũng được NT nhìn nhận như những sinh thể sống, chúng hệt như quân tướng dữ dằn của 1 đạo binh đang bày thạch trận, mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược “lại nham hiểm méo mó” lúc mới vào trận thì ra vẻ oai phong nhưng khi gặp con người tài trí thì lại tiu nghỉu vẻ mặt xanh lè thất vọng.Giọng điệu trong tác phẩm của NT cũng luôn có sự chuyển đổi.Miêu tả cảnh vượt thác, ông sử dụng những câu văn ngắn gọn lôi cuốn như trần thuật 1 trận đánh.Nhưng khi con sông xuôi về hạ lưu thì nhịp điệu câu văn lại như kéo dài ra, mang đậm chất trầm tư, mơ mộng đưa người dọc vào những hồi tưởng, suy tư và cảm xúc đầy chất thơ trc vẻ đẹp trử tình của con sông Đà.Câu văn của NT rất giàu hình tượng, giàu nhạc điệu, đặc biệt ông biết sử dụng mặt mạnh của nhiều ngành nghệ thuật để làm tăng khả năng biểu hiện của văn chương.Những thủ pháp nghệ thuật của điện ảnh như quay cận cảnh, viễn cảnh được NT sử dụng rất thành công.Cũng nhờ khả năng hiểu bíêt về hội hoạ mà trong tuỳ bút chúng ta thấy ống sử dụng những gam màu rất bạo, rất tài hoa.
Nhưng nếu chỉ có 1 vốn kiến thức sâu rộng, 1 sự quan sát tỉ mỉ tinh tế và 1 ngòi bút tài hoa không thôi thì chưa đủ sức tạo nên 1 thiên tuỳ bút hấp dẫn đến thế. Điều quan trọng là nhà văn có 1 tình cảm gắn bó yêu thương sâu sắc vớ cảnh vật và con người Tây Bắc. Ồng bày tỏ niềm tin vài tương lai cải toạ sông Đà và say mê trc viễn cảnh tươi sáng của nhân dân các dân tộc Tây Bắc.Cũng bởi vậy mà đọc tác phẩm này ta them yêu và càng quý trọng hơn tấm lòng, tài năng và phong cách nt độc đáo của NT. | |
| | | VănThiênTường Pro
Tổng số bài gửi : 156 Age : 33 Registration date : 09/01/2009
| | | | spring_flavor Admin
Tổng số bài gửi : 367 Age : 33 Registration date : 04/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Sun Jan 11, 2009 9:48 pm | |
| pác T tự phân tích đi nhá | |
| | | VănThiênTường Pro
Tổng số bài gửi : 156 Age : 33 Registration date : 09/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Sun Jan 11, 2009 10:24 pm | |
| ừhm ...có lẻ tác giả là người chăn vịt bên bờ sông đà ... do nước song Đà wá lớn > có thể 1 ngày nào đó sẽ cuốn trôi mất bầy vịt của ông > nên ông ghi lại câu "Khi tui chết hãy quăng tui xuống sông Đà" ... để có thể : sống chăn vịt , thác cũng chăn vịt | |
| | | spring_flavor Admin
Tổng số bài gửi : 367 Age : 33 Registration date : 04/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Sun Jan 11, 2009 10:26 pm | |
| trùi thế mà cũng dc nữa àh???? | |
| | | VănThiênTường Pro
Tổng số bài gửi : 156 Age : 33 Registration date : 09/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Sun Jan 11, 2009 10:58 pm | |
| yeah ... sao lại hem chứ | |
| | | bò_a3 Primary
Tổng số bài gửi : 54 Age : 33 Registration date : 09/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Wed Jan 14, 2009 4:00 pm | |
| phai? noi' la` " khi toi doc. xong bai` van mau~ nguoi` lai' do` s.Da` hay~ quang tui xuong' s.Da` luon" lam` on phan tich' dum` | |
| | | spring_flavor Admin
Tổng số bài gửi : 367 Age : 33 Registration date : 04/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Thu Jan 15, 2009 11:39 pm | |
| | |
| | | VănThiênTường Pro
Tổng số bài gửi : 156 Age : 33 Registration date : 09/01/2009
| | | | spring_flavor Admin
Tổng số bài gửi : 367 Age : 33 Registration date : 04/01/2009
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà Sat Jan 17, 2009 9:48 pm | |
| Pác T nói pác Mẫn hả??? phải hem??? | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Người Lái Đò Sông Đà | |
| |
| | | | Người Lái Đò Sông Đà | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |
|